Thời sự Bình Dương

Quốc hội thảo luận vẻ dự thảo nghị quyết nợ xấu của các tổ chức tín dụng

Tiếp tục kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 14, sáng 7/6 Quốc hội họp phiên toàn thể, thảo luận Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.

Tiếp tục kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 14, sáng 07/6 Quốc hội họp phiên toàn thể, thảo luận Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.

Đa số đại biểu QH thống nhất với sự cần thiết ban hành Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng, nhất là trong bối cảnh nợ xấu có nguy cơ tăng trở lại. Yêu cầu đặt ra là cần có cơ chế xử lý nợ xấu gắn với xử lý tài sản bảo đảm để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu

Tuy nhiên, một số đại biểu lưu ý, để ban hành Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng, Chính phủ cần phân tích rõ hơn về nguyên nhân để xảy ra nợ xấu và trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu. Thực tế, có bao nhiêu nợ xấu do khách quan, bao nhiêu nợ xấu do chủ quan; Nợ xấu do đầu tư, do vay tín dụng, sản xuất hay nợ xấu do thiên tai, hạn hán. Từ đó, mới xác định được giải pháp đồng bộ xử lý nợ xấu.

Đáng lưu ý, nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng tình cao với quan điểm: Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu; và việc xử lý nợ xấu phải công khai, minh bạch, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, ý kiến đại biểu khẳng định phải tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016 - 2020. Đây là đòi hỏi từ thực tiễn phát triển của kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới và yêu cầu khắc phục những khó khăn, hạn chế của các tổ chức tín dụng trong giai đoạn trước. Về phương án cơ cấu lại các Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, một số đại biểu QH đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các bên liên quan như: Tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc, Tổ chức tín dụng phải chuyển giao bắt buộc, Tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ cơ cấu lại… Trong đó, lưu ý trách nhiệm của các bên liên quan trước và sau cơ cấu lại. Làm rõ hơn căn cứ, tiêu chí, nguyên tắc, cơ chế lựa chọn, chỉ định Tổ chức tín dụng, nhà đầu tư nhận chuyển giao bắt buộc, cơ chế ưu đãi cho các Tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ cơ cấu lại. Qua đó, bảo đảm hài hòa lợi ích tổng thể và tuân thủ nguyên tắc thị trường.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×